Hiện nay, hầu hết mọi ngôi nhà đều được thiết kế hệ thống đường dây điện di ngầm trong nhà, nó vừa giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà lại vừa an toàn cho cả gia đinh trong quá trình sử dụng. Nhưng đôi khi, đường dây điện âm tường nhà bạn cũng có thể gặp sự cố khiến nó không thể hoạt động được nữa.
Cần sửa đường dây điện âm tường trong những trường hợp nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đường điện âm tường của bạn cần phải sửa như: đường dây điên ban đầu của nhà bạn không đủ lớn, nhu cầu sử dụng điện gia đình tăng đường dây cũ không chịu tải được. Trong trường hợp này có 2 cách để bạn lựa chọn.
- Cách thứ nhất: bạn có thể đấu nối thiết bị sử dụng thêm trực tiếp vào aptomat tổng để đảm bảo cho nguồn điện trong nhà vẫn hoạt động được bình thường mà không cần phải sử dụng thêm các thiết bị điện mới.
- Cách 2: thay thế đường dây điện ngầm lớn hơn.
Trong nhiều trường hợp, đa số mọi gia đình đều chọn phương án thứ nhất vì nó tiết kiệm được chi phí và thời gian. Nhưng nó cũng có nhược điểm đó là đường dây chạy nổi bên ngoài nên rất mất thẩm mỹ và còn có thể gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Để khắc phục thì bạn cần bọc dây điện trong ống gen.
Trong trường hợp 2: đường dây điện bạn sử dụng lâu ngày hoặc chập cháy điện mà 1 đoạn trong đường dây điện nhà bạn bị chập cháy, hỏng gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trong tình huống này thì bạn cũng có phương án để lựa chọn như trên đó là chạy đường dây điện nổi hay dóc tường ra chạy lại đường dây điện ngầm.
Ở trường hợp này, bạn nên xem xét tới vấn đề kinh tế nhà mình. Vì khi bạn dóc toàn bộ tường nhà ra để đi lại đường dây điện cũng khá tốn thời gian. Tuy nhiên hiện nay, nhiêu ngôi nhà mới xây đường dây điện được thiết kế có thể sửa, thay thế được từng đoạn dây điện khi gặp sự cố.
Ngoài ra, bạn chạy đường dây bên ngoài, nó có chi phí thấp hơn nhưng không mang tính thẩm mỹ bởi đường dây nổi sẽ chạy khắp ngôi nhà. Nếu bạn chọn phương án này thì nên dùng đường ống để bọc dây điện lại đảm bảo an toàn cho người dùng, nhất là trong những gia đình có trẻ nhỏ.
Cách đấu nối đường dây điện âm tường
Chuẩn bị
- Xác định vị trí cụ thể để đặt thiết bị. Từ đó, bạn có thể xác định được đường đi của dây điện.
- Lên sơ đồ điện âm tường. Sau khi xác định, bạn cần thực hiện 1 bản đồ đường đi của hệ thống điện trong gia đình. Bạn cần nắm vững bản sơ đồ này, tốt nhất thì nên lưu lại 1 bản vẽ. Điều đó sẽ tiện cho việc thi công cũng như thuận lợi để sửa chữa sau này nếu hệ thống điện gặp phải trục trặc.
Quy trình đấu nối đường dây điện âm tường
Bước 1: đào rãnh tường, lấy phấn hay bút để vẽ lên tường theo sơ đồ đã thực hiện. Bước này cần thực hiện chính xác để đảm bảo sự hợp lý và tính thẩm mĩ.
Bước 2: cắt tường. Sử dụng máy cắt tường để cắt theo những đường vẽ đã thực hiện trong bước 1. Sau đó sử dụng máy khoan hoặc máy đục, đục tường theo đường cắt có sẵn. Độ rộng hay hẹp, nông sâu của tường còn phụ thuộc vào đường dây điện bạn muốn đi.
Bước 3: đi ống nhựa. Cho ruột gà hoặc ống dẫn cứng vào rãnh đã đục. Sau đó, cố định chặt lại bằng dây kẽm.
Bước 4: luồn dây điện âm tường.
Bước 5: hoàn thiện thi công. Sau khi đặt được đường ống và luồn dây xong, ta sử dùng hồ trám lại các rãnh đã đục.
Lưu ý khi đi đường dây điện âm tường
Nếu như bạn đang tham khảo cách đi đường dây điện âm tường cho ngôi nhà thì nên quan tâm tới 1 số lưu ý sau:
- Bạn nên chia đường dây điện ra thành nhiều nhánh để có thể dễ dàng thao tác, ngắt điện cục bộ từng khu vực khi thay thế hay sửa chữa lắp đặt.
- Luồn dây điện trong các ống nhựa. Các ống nhựa cần phải đảm bải cứng, chịu lực và có thể chống thấm nước.
- Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt lớn hơn 70 độ C
- Luồn dây trong ống với mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%.
- Dùng ống luốn đàn hối với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt tại những nơi như trần la phông, trần thạch cao, tường gạch ống…
- Sử dụng màu riêng biệt với hệ thống nối đất (nên chọn dây màu xanh sọc vàng hoặc vàng sọc xanh).
- Sử dụng màu giống nhau đối với dây nóng của cùng 1 đường điện phân phối. Khác nhau với 2 đường điện phân phối (dây nóng của đường phân phối 1 có màu đỏ, dây nóng đường phân phối 2 màu vàng).
- Ngoài ra, cũng nên cố định dây điện ở những vị trí sát trần. Những vị trí này không thể đóng đinh hoặc khoan lỗ được.
- Nên lưu ý là khi chạy đường dây điện ngầm thì không nên có mối nối khi đi dây điện âm tường và đặt dây sâu quá 1/3 độ dày của tường.
- Không nên sử dụng ống dẫn nước, dẫn gas để làm ống luồn cho dây điện.
Có thể bạn quan tâm :